Mách mẹ các bí quyết để giao tiếp với bé 6 tháng tuổi

Ngay từ khi bé mới chào đời, ba mẹ nên dành nhiều thời gian để trò chuyện, giao tiếp với bé. Tiếng nói quen thuộc, yêu thương của ba mẹ sẽ giúp bé cảm thấy yên tâm, làm quen nhanh với môi trường xung quanh và phát triển trí tuệ tốt hơn. Gia Đình Sữa gợi ý cho mẹ một số bí quyết nhỏ dưới đây sẽ giúp ba mẹ và bé có những cuộc trò chuyện vui vẻ, từ đó kích thích khả năng ngôn ngữ cho bé nhé !

Giao tiếp ngôn ngữ cho bé rất quan trọng để bé có thể phát ra ngôn từ và mạnh dạn hơn

1.Chậm mà chắc

6 tháng tuổi là giai đoạn đầu để bé tiếp xúc với ngôn ngữ. Vì vậy, việc nghe và hiểu của bé sẽ trở nên khó khăn hơn nếu ba mẹ nói quá nhanh và quá nhiều thông tin một lúc. Để bé có cơ hội phát triển, ba mẹ nên nói chuyện với bé với tốc độ chậm, rõ ràng và càng đơn giản càng tốt nhé!

2.Hãy nói thật đơn giản

Ba mẹ vẫn có thể nói chuyện như thường ngày, song cần nhấn mạnh vào những cụm từ thường được sử dụng hàng ngày. Chẳng hạn, khi ba mẹ nói: bây giờ ba mẹ sẽ pha sữa cho con ti nhé!”, sau đó bạn hãy cầm bình sữa lên và chỉ cho bé “sữa, đây là sữa của con” và chỉ và nói “cái bình sữa”. Mỗi lần như vậy con sẽ học hỏi được thêm nhiều từ vựng mới đó!

Mẹ thường xuyên nói chuyện với con brd sẽ học hỏi thêm nhiều từ vựng mới

3.Hạn chế sử dụng đại từ

Trong quá trình nói chuyện, ba mẹ nên hạn chế dùng những đại từ gây bối rối cho bé. Thay vào đó nên dùng những câu như “đây là chiếc kính của mẹ” hoặc “đây là đồng hồ của ba”, kèm theo đó là hành động trỏ vào vật mà mẹ đang nói tới. Không nên dùng các đại từ xưng hô phức tạp như cậu của con, chú của con, dì của mẹ, bạn của mẹ,…

4.Bắt chước

Chú ý tới tiếng thủ thỉ và bi bô của bé. Bé nhỏ rất thích chơi trò “bắt chước”, cả về cao độ và âm điệu của giọng nói. Hãy chú ý tới tiếng thủ thỉ và bi bô của bé, ngay cả khi bạn chẳng hiểu ngôn ngữ này. Lặp lại lời nói đó và hỏi bé có đúng không? Tiếp tục dành sự quan tâm yêu thương của bạn để bé cảm thấy được khen thưởng khi cố gắng nói chuyện. Trong cuộc trò chuyện nên sử dụng câu từ đơn giản, dễ hiểu, gần gũi để trẻ bắt chước và tiếp thu tốt hơn.

Tập trung cho bé bắt trước những hành động trong giao tiếp với bé

Hãy cố gắng lắng nghe, tập trung hoàn toàn vào bé để chúng có nhiều cơ hội hơn “nói chuyện” với bạn.

5.Nói mọi lúc, mọi nơi

Để bé sớm biết nói, ba mẹ hãy thay phiên hoặc cùng nhau kể chuyện cho bé mọi lúc, mọi nơi. Không chỉ là đọc những câu chuyện trong sách mà là cả những mẫu chuyện nhỏ thường ngày. Chẳng hạn khi đang nấu đồ ăn dặm cho bé, mẹ cũng nên tận dụng thời gian để nói chuyện với bé, chỉ cho bé về những nguyên liệu của món ăn, các bước mẹ đang thực hiện và món ăn đó có ngon không. Đây là cách tương tác với bé hiệu quả mà ba mẹ có thể thực hiện ở bất cứ đâu.

Ba mẹ hãy thay phiên hoặc cùng nhau kể chuyện cho bé mọi lúc, mọi nơi

6.Khen ngợi

Bé dù chưa nói được nhưng chúng có một “siêu năng lực” nhận biết cảm xúc của đối phương. Vì vậy, trong khi đang nói chuyện với bé, hãy luôn mỉm cười, tỏa ra năng lượng tích cực để bé cảm thấy thích thú hơn với điều này.

Bên cạnh đó, hãy khen ngợi, động viên bé khi học được kỹ năng gì đó mới, dù là nhỏ nhất. Bé sẽ cảm thấy thích thú với việc họ nói nhiều hơn khi mà nhận được phản ứng tích cực từ người xung quanh.

7.Đừng sữa chữa sai lầm

Hãy cho phép bé mắc lỗi. Vì hầu hết bé có thể học cách sửa lỗi ngôn ngữ của mình sau khi nghe người lớn nói. Nếu bạn tập trung quá nhiều vào việc sửa sai cho bé, chúng có thể trở nên lo lắng và do dự khi cố gắng lên tiếng.

Trên đây là những bí quyết giúp mẹ biết cách chăm sóc cho bé 6 tháng tuổi. Mong rằng, mẹ đã hiểu rõ hơn và sẽ không bị thụ động trước những thay đổi của bé! Chúc bé luôn ngoan khỏe để mẹ chăm con cũng nhàn!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0965.943.988 Zalo