Những vị trí mẹ cần đặc biệt giữ ấm cho bé vào mùa lạnh

Vào những ngày thời tiết trở lạnh, việc giữ ấm cho bé là vô cùng cần thiết. Thời tiết lạnh ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bé yêu nhà mình trong mùa lạnh, ba mẹ cần biết cách giữ ấm cho bé đúng cách. Gia Đình Sữa sẽ mách mẹ các vị trí đặc biệt cần được giữ ấm cho bé vào mùa lạnh để bé luôn khỏe mạnh thông qua bài viết dưới đây nhé !

Vào những ngày thời tiết trở lạnh, việc giữ ấm cho bé là vô cùng cần thiết

Có 4 vị trí “vàng” của bé phải luôn đảm bảo được giữ ấm là Bụng, Chân, Tay, Lưng. Ông còn nhấn mạnh “Việc ba mẹ cho con bịt khẩu trang, quàng khăn kín cổ để giữ ấm vì sợ con hít vào hơi lạnh, bị viêm đường hô hấp. Nhưng lại quên mất phải giữ ấm vùng bụng, tay, chân thì bé vẫn dễ bị lạnh”

1.Đầu

Đầu là bộ phận quan trọng cần được giữ ấm vào mùa đông. Khi đi ra ngoài, ba mẹ hãy chú ý đội mũ len và quàng thêm khăn cho bé để giữ ấm vùng cổ và đầu. Việc này sẽ giúp bé tránh bị mệt mỏi, đau đầu hoặc cảm lạnh.

Đầu là bộ phận quan trọng cần được giữ ấm vào mùa đông

Tuy nhiên, vùng đầu của trẻ sơ sinh sẽ rất dễ đổ mồ hôi, vì vậy ba mẹ cần chú ý để xem con có bị khó chịu không. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chú ý lựa chọn sản phẩm có chất liệu phù hợp và xuất xứ đảm bảo.

2. Rốn và vùng lưng , bụng

  • Rốn là bộ phận có liên kết với các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể của bé . Đây cũng là nơi cung cấp sinh khí và máu cho cơ thể. Vì vậy, việc giữ ấm vùng rốn, lưng và bụng sẽ giúp cho bé tránh bị cảm lạnh, đau bụng, tiêu chảy,… Bạn có thể cho bé mặc bộ body dài để tránh việc quần áo bị xô lệch khiến vùng bụng của bé bị hở.
  • Bụng là nơi tập hợp của nhiều bộ phận bên trong cơ thể như đường ruột, gan, thận, dạ dày. Bởi vậy, việc duy trì độ ấm cho bụng là rất cần thiết để các cơ quan trên hoạt động khỏe mạnh và bình thường. Nếu bạn không giữ ấm bụng cho bé, con có thể bị đau bụng, tiêu hóa kém, tiêu chảy hay cảm mạo.

Nếu là mùa đông lạnh, mẹ có thể mặc thêm yếm cho bé để đảm bảo bụng được giữ ấm. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn quần áo cho bé có chất liệu mềm mại và thấm hút tốt.

  • Lưng cũng cần được giữ ấm vừa phải. Bởi lẽ, nếu mồ hôi ở lưng mà không được lau sẽ thấm ngược vào cơ thể khiến trẻ nhiễm lạnh. Việc giữ ấm lưng có thể giúp bé phòng ngừa một số bệnh mùa lạnh, nhất là chứng cảm mạo.

3. Bàn chân

Bàn chân là bộ phận chứa nhiều mạch máu và huyệt đạo, có chức năng điều hòa âm dương cho cơ thể. Chính vì vậy, nếu chân bị lạnh, các cơ quan khác trong cơ thể của bé cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để giữ ấm cho bàn chân, ba mẹ hãy đeo tất chân cho bé, đặc biệt là khi cần đi ra ngoài.

Bàn chân là bộ phận chứa nhiều mạch máu và huyệt đạo, có chức năng điều hòa âm dương cho cơ thể

Bên cạnh đó, việc rửa chân với nước ấm hoặc mát-xa chân cũng giúp mạch máu lưu thông và chân của bé cũng ấm áp hơn.

4.Bàn tay

Bàn tay của trẻ thường xuyên hoạt động nên việc đeo găng tay có thể sẽ khiến bé khó chịu. Tuy nhiên, tay bé bị lạnh có thể làm ảnh hưởng đến các khớp tay.

Mẹ cần đeo găng tay cho bé và mùa lạnh để giữ ấm các khớp tay bé

Do đó, khi đi ra ngoài đường, mẹ cần đeo găng tay giữ ấm cho bé.

5. Giữ ấm cho bé bằng những cách nào

Trẻ sơ sinh dễ bị cảm lạnh khi mùa lạnh về, bắt đầu thời điểm giao mùa. Quan tâm đến những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng để giúp con tránh nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp. Vậy làm thế nào để giữ ấm đúng cách cho trẻ, dưới đây là những gợi ý cho mẹ:

Giữ ấm cho bé khi tắm

Vào mùa đông, ba mẹ cần chú ý không nên cho bé tắm quá sớm hoặc quá muộn trong ngày. Thời gian lý tưởng nhất để tắm cho con là 10h-10h30 hoặc sau 13h-16h. Ngoài ra, cũng chỉ nên tắm cho bé 2-3 lần một tuần và không kéo dài quá 5 phút mỗi lần tắm. 

Trong phòng tắm, mẹ cũng nên đóng kín cửa nhà tắm và cửa sổ để tránh bị gió lùa

Trong phòng tắm, mẹ cũng nên đóng kín cửa nhà tắm và cửa sổ để tránh bị gió lùa. Nếu có máy sưởi, hãy bật lên cho không khí ấm áp trước rồi mới cởi quần áo cho bé để tắm. Khi tắm cho bé, cần chú ý rửa mặt đầu tiên rồi tắm toàn thân, sau đó mới gội đầu. Chú ý chuẩn bị trước quần áo và nước tắm khoảng 33-36 độ C. 

Sau khi tắm cho bé xong, đặt bé vào quấn kín khăn từ đầu xuống chân và lau người để mặc quần áo cho bé.

Giữ ấm cho bé khi ngủ

Khi bé ngủ, mẹ nên mặc quần áo thoáng cho bé với: áo cotton bên trong, áo len mỏng hoặc body bên ngoài, mũ đội. Ngoài những bộ phận cần giữ ấm cho trẻ sơ sinh, cần chú ý đến nhiệt độ phòng thích hợp là 28 độ C để tránh gió lùa nhưng không để căn phòng quá bí bách.

Không cho bé mặc quá 4 lớp giữ ấm cho bé

Nhiều bà mẹ cho rằng mặc càng nhiều lớp áo sẽ càng bảo vệ bé khỏi cái lánh nhưng thực tế nguyên tắc giữ ấm đúng cách là không nên mặc quá 4 lớp áo cho con vì mặc nhiều sẽ khiến bé khó cử động.

Mẹ nên mặc cho con như sau: lớp áo cotton thấm hút mồ hôi và giữ nhiệt độ ổn định bên trong cùng, kế tiếp là chiếc áo nỉ hoặc len, hoặc dạ dài tay. Sau cùng là chiếc áo khoác chắn được gió. Có thể đội mũ thêm cho con để giữ ấm đầu nhưng không để tóc bé bị ướt. Khi thấy nhiệt độ tăng lên, có thể cởi bỏ bớt quần áo cho con.

Quy tắc 4 ấm 1 lạnh

4 ấm ở đây gồm tay ấm, bụng ấm, lưng ấm và bàn chân ấm. Hãy giữ ấm cho lưng vừa đủ vì bé sơ sinh thường nằm hoặc được bế nhiều nên dễ bị đổ mồ hôi nếu quá ấm. Còn quy tắc 1 lạnh là đầu bé. Mặc dù đầu là một trong những bộ phận mà bé cần được giữ ấm, thế nhưng nếu không ra ngoài, mẹ không nhất thiết phải đội mũ cho bé mà chỉ cần giữ đầu con thoáng mát là được.

4 ấm ở đây gồm tay ấm, bụng ấm, lưng ấm và bàn chân ấm, 1 lạnh là đầu bé

Hy vọng bài viết trên đây của Gia Đình Sữa sẽ giúp cho mẹ biết được cách giữ ấm cho bé hiệu quả vào mùa lạnh bằng cách kết hợp các mẹo giữ ấm, mẹ có thể bảo vệ bé yêu khỏi những rủi ro của thời tiết lạnh giá và tăng cường sức đề kháng, đảm bảo bé luôn khỏe mạnh và vui vẻ suốt mùa đông lạnh giá.

Chúc các bé yêu luôn thông minh và khỏe mạnh nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0965.943.988 Zalo