Sốt ở bé là hiện tượng thường gặp , là phản ứng của cơ thể đối với một bệnh nhiễm trùng hoặc cũng có thể bao gồm nhiễm trùng khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao hơn mức bình thường. Sốt giúp hệ thống miễn dịch chống lại sự tấn công của các tác nhân nhiễm trùng nhưng nó khiến bé cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và khiến ba mẹ lo lắng về tình trạng sức khỏe của bé. Gia Đình Sữa sẽ giúp ba mẹ giải đáp về nguyên nhân gây sốt và cách chăm sóc phù hợp cho bé khi sốt nhé !

Sốt dẫn đến cơ thể bé mệt mỏi, ngủ li bì
Sốt là triệu chứng phổ biến ở bé. Nhiệt độ bình thường trong cơ thể của bé dao động từ 35,5- 37,5 độ C. Thông thường sốt có ý nghĩa cần phải hạ sốt là trên 38,5 độ C. Sốt không phải là bệnh xuất hiện đơn lẻ mà là một phần phản ứng tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc xảy ra tình trạng viêm.
1.Nguyên nhân gây sốt ở bé
1.1 Sốt do virus
- Sốt xuất huyết : trẻ bị sốt xuất huyết có biểu hiện sốt cao liên tục 2-6 ngày sau đó xuất hiện những mảng dưới da và khỏi dần
- Sốt do virus cúm: bé bị cúm sốt, nghẹt mũi, liên tục hắt hơi , chảy nước mũi , có thể kèm theo ho , ho có đờm,…

Sốt do virus bé sẽ có hiện tượng cúm, sởi, thủy đậu, chân tay miệng
- Sốt do sởi: bệnh sởi sẽ bị sốt cao liên tục, ho nhiều, chảy nước mũi và có thêm biểu hiện đỏ mắt
- Sốt do bệnh chân -tay-miệng: bé bị sốt và xuất hiện nốt phồng rộp ở bàn tay, bàn chân, quanh miệng và trong miệng của bé. Bé bỏ ăn mệt mỏi , quấy khóc
- Sốt do thủy đậu: vi rút gây bệnh thủy đậu sẽ khiến bé bị sốt nhẹ , đau đầu
1.2 Sốt do nhiễm trùng
- Viêm họng: Viêm họng là nguyên nhân phổ biến khiến bé bị sốt có thể sốt cao lên tới 39-40 độ C kèm theo triệu chứng đau rát họng, đau khi nuốt nước, khản tiếng, mệt mỏi.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Các bệnh nhiễm trùng như viêm thanh quản, viêm phổi, viêm phế quản… Khi mắc các bệnh lý này bé sẽ bị sốt cao, ho có đờm, khó thở,…
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Bé bị sốt kèm tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có mùi và có màu lạ, đau vùng thắt lưng có thể bé bị viêm cầu thận, viêm bàng quang..

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu bé sẽ bị sốt viêm cầu thận
- Sốt phát ban : trẻ bị sốt phát ban thường kèm theo triệu chứng nổi mẩn đỏ li ti khắp người. Nốt phan ban sẽ bay mất dần theo sự xuất hiện.

Sốt phát ban kèm theo triệu chứng nổi li ti khắp người, mặt , tay , chân
- Nhiễm khuẩn não , màng não : trẻ bị sốt cao đau đầu, buồn nôn và nôn mữa. Nặng hơn có thể bị co giật , li bì, hôn mê. Trẻ dưới 6 tháng sốt có dấu hiệu thóp phồng.
- Một số bệnh sốt do nhiễm trùng như: viêm tai giữa, viêm amidan, nhiễm trùng máu,..
1.3 Sốt do tiêm chủng
Sốt nhẹ là một trong những phản ứng thường của bé sơ sinh và trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng, đặc biệt với các mũi tiêm nặng. Mẹ đưa bé đi tiêm cần trao đổi với bác sĩ về các phản ứng của bé sau tiêm và cách xử lý phù hợp.
1.4 Sốt do mọc răng
Mọc răng là một trong những nguyên nhân bé bị sốt, quấy khóc. Sốt do mọc răng là sốt nhẹ dưới 37,8 độ C. Hiện tượng sốt do mọc răng sẽ hết đau khoảng 1-2 ngày. Vì thế mẹ không cần quá lo lắng

Hiện tượng bé mọc răng cũng gây tình trạng sốt ở bé
2.Cách chuẩn đoán bé bị sốt
Đo thân nhiệt ở nách: Đây là cách đo nhiệt độ dễ thực hiện nhất nhưng độ chính xác không cao như những cách khác. Mẹ lau khô nách của bé, sau đó đưa nhiệt kế vào nách rồi áp sát khuỷu tay vào ngực giữ yên trong 4-5 phút.
Đo thân nhiệt ở miệng: Mẹ vệ sinh nhiệt kế cẩn thận, đặt lên lưỡi của bé, giữ nhiệt kế bằng môi, giữ yên nhiệt kế trong 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.
Đo thân nhiệt ở tai: Mẹ kéo tai ngoài của bé, đặt nhiệt kế vào tai của bé và giữ yên trong 2 phút. Cách đo nhiệt độ này chỉ nên sử dụng khi bé đã được 6 tuổi trở lên. Nếu bé vừa ở trời lạnh vào, mẹ nên đợi ít nhất 15 phút mới tiến hành đo nhiệt độ ở tai cho bé.

Đo thân nhiệt ở tai dành cho bé trên 6 tháng tuổi
Đo thân nhiệt ở trực tràng: Cách đo nhiệt độ này cho kết quả đo chính xác và thường được dùng ở bé sơ sinh. Mẹ đặt bé trong tư thế nằm sấp, bôi chất bôi trơn lên đầu đo của nhiệt kế đặt vào hậu môn giữ yên trong 1 phút đối với nhiệt kế điện tử.
3.Cách phòng ngừa sốt ở bé như thế nào?
- Tăng cường sức đề kháng cho bé: Bổ sung thêm nhiều loại vitamin , đặc biệt là vitain C
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý: Cho bé ăn uống đầy đủ, gồm cả đạm , tinh bột, chất béo và cả chất xơ
- Cho bé tiêm vắc xin : Cần cho bé chủng ngừa các loại vắc xin đầy đủ và đúng lịch để phòng ngừa các bệnh như sởi, thủy đậu, quai bị,..

Tiêm chủng đầy đủ để phòng ngừa các bệnh cho bé
- Giữ vệ sinh cho bé sạch sẽ: Mẹ cần rửa tay trước khi tiếp xúc với bé hay chuẩn bị cho bé ăn.
- Cho bé tắm nắng: không để bé tiếp xúc với ánh nắng quá lâu
- Cách ly bé với nguồn bệnh: Cần hạn chế cho bé tiếp xúc với nguồn bệnh vì sức đề kháng của bé ẫn rât còn non nớt, dễ tấn công bởi mầm bệnh
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh: Nhà ở , vật dụng, đồ chơi không sạch sẽ là nguyên nhân khiến trẻ dễ mắc bệnh. Cần vệ sinh môi trường thông thoáng, làm sạch chai lọ, để tránh nguy cơ sốt xuất huyết.
4.Cách chăm bé bị sốt
Lau mát cho bé
Khi trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao có phối hợp với dùng thuốc hạ sốt thì có thể lau mát. Lau mát rất có hiệu quả nếu lau đúng cách. Không phải lau mát là dùng nước mát hay nước lạnh để lau cho trẻ mà dùng nước ấm.

Dùng nước ấm lau cho bé để hạ sốt
Cách 1: Lau bằng khăn. Pha nước ấm như nước tắm trong chậu, lấy 5 khăn nhúng nước, vắt nhẹ (không nên vắt kiệt nước) để 4 khăn vào 2 hõm nách và 2 bẹn, 1 khăn lau toàn thân. Di chuyển và thay khăn nhúng nước liên tục cho đến khi nhiệt độ giảm. Lưu ý không dùng cách này khi đang ở trong môi trường lạnh. Vì lạnh làm nước trong khăn nguội rất nhanh, sẽ làm trẻ khó chịu và nước lạnh sẽ làm co mạch máu gây giữ nhiệt trong cơ thể.
Cách 2: Tắm nước ấm là cách tốt hơn. Cho trẻ bị sốt ngồi trong chậu nước ấm và dội nước ấm khắp người (kể cả đầu cũng được). Sau 5-7 phút, lau khô liền và mặc quần áo mỏng, thoáng. Đồng thời cần quan sát và theo dõi trẻ xem có biểu hiện gì khác kèm theo không?
- Tinh thần có vui tươi, chơi đùa không?
- Ăn uống, nôn ói, tiêu tiểu thế nào?
- Có ho, thở nhanh, thở khó, thở bất thường không?
- Có giảm sốt khi uống thuốc hạ sốt không?
- Có đau hoặc bất cứ dấu hiệu bất thường nào không?
- Có thể theo dõi và hạ sốt tại nhà nếu trẻ vẫn tươi tỉnh, chơi ngoan, sắc da hồng hào, ăn uống bình thường, hết sốt trong vòng 2 ngày và không có dấu hiệu gì khác.
Cách dùng thuốc hạ sốt
Khi trẻ bị sốt vừa hoặc sốt cao và khi lau mát không hiệu quả: Cho trẻ uống thuốc có paracetamol liều 10-15mg/kg cân nặng/ 1 lần. Cách nhau 4 – 6 giờ/ 1 lần nếu còn sốt. Trong trường hợp trẻ không uống được như đang ngủ hoặc nôn ói thì có thể dùng viên đưa vào hậu môn với liều lượng như trên.
Ngoài ra nếu bé sốt cao có hiện tượng co giật mẹ nên cho bé đến bệnh viện để được thăm khám kịp thời. Chúc con yêu luôn thật khỏe mạnh để chào đón mùa hè rực rở nhé!