Sức khỏe và sự phát triển của con luôn là mối bận tâm hàng đầu của ba mẹ. Tuy nhiên, quá trình phát triển của trẻ thường không suôn sẻ bởi trẻ có thể phải đối mặt với rất nhiều mầm bệnh và đôi khi có thể ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần. Bằng cách ba mẹ nên trang bị cho mình thông tin về dấu hiệu, cách chăm sóc trẻ bị bệnh, phương pháp điều trị và biện pháp phòng ngừa, ba mẹ có thể tự bảo vệ và chăm sóc con tốt hơn. Gia Đình Sữa gợi ý cho ba mẹ một số bệnh thường gặp để giúp ba mẹ bảo vệ bé nhé !

Một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non ba mẹ cần lưu ý
1.Bệnh về da
Trong độ tuổi trẻ đi học mẫu giáo sức đề kháng và hệ miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện nên chưa có khả năng chống lại các tác động từ bên ngoài môi trường. Do đó trẻ mắc bệnh về da mà phổ biến có thể kể đến như:
- Viêm da cơ địa ở trẻ em
- Viêm da dị ứng
- Bệnh chốc lở ở trẻ em

Bệnh viêm da dị ứng ở bé
2.Sốt virut ở trẻ mầm non
Trẻ nhỏ thường rất dễ rất dễ bị tấn công bởi virus gây ra các bệnh lý như: sốt xuất huyết ở trẻ em, sốt siêu vi ở trẻ nhỏ, viêm não Nhật Bản,… Những loại virus này thường gây ra tình trạng sốt cao từ 39 đến 40 độ C. Các trường hợp này rất nguy hiểm với tính mạng của trẻ nên ba mẹ cần kịp thời đưa đến các phòng khám bệnh viện nhi khoa gần nhất để được điều trị.

Sốt virut bé thường nổi mẩn đỏ xung quanh người, mặt
3.Bệnh chân, tay, miệng
Một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ mầm non phải nhắc đến là bệnh tay chân miệng. Bệnh lý này do virus đường tiêu hóa Coxsackie gây ra. Khi trẻ bị nhiễm bệnh sẽ có biểu hiện vết loét trong miệng, nốt ban đỏ tay và chân, mông,… Tuy bệnh không gây hại đến sức khỏe nhưng nếu gặp biến chứng có thể bị viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp hay thậm chí tử vong.
4.Bệnh hen suyễn
Tiếp đến hen suyễn cũng là căn bệnh thường gặp ở trẻ mầm non. Bệnh hen suyễn ở người lớn hay trẻ nhỏ không có quá nhiều điểm khác biệt. Khi trẻ bị căn bệnh này phổi và đường dẫn khí sẽ bị sưng lên gây khó khăn cho việc hít thở. Trong đó, nguyên nhân gây gây ra bệnh lý này do dị ứng, nhiễm trùng đường hô hấp.
5.Rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ đi học mẫu giáo sẽ sinh hoạt, ăn uống trong một môi trường chung có thể khác biệt so với thực đơn ở nhà. Chính yếu tố này đã khiến trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện thường gặp phải như: nôn ói nhiều, nổi phát ban, vị viêm hạch, mắt đau nhức, trẻ bị sốt. Nếu được chẩn đoán là rối loạn tiêu hóa do virus thì ba mẹ nên cách ly bé ngay.
6.Trẻ bị lây chấy rận
Nhiễm chấy rận là tình trạng bệnh thường gặp ở trẻ mầm non đặc biệt là các bé gái, có nguy cơ lây lan cao và gây phiền toái cho trẻ. Hiện nay, đã có rất nhiều cách điều trị chấy rận trong đó phải kể đến các sản phẩm dầu gội đầu. Do đó, nếu trẻ đang gặp tình trạng tương tự hãy sử dụng ngay để bớt khó chịu cho bé và tránh lây lan cho người khác.

Trẻ mầm non đi học bị lây chấy rận gây ngứa ngáy khó chịu cho bé
7.Nhiễm giun sán
Những bé thường xuyên nghịch đất hoặc chơi để tay bẩn, tiếp xúc với sàn nhà bẩn hoặc các dụng cụ không sạch sẽ,… sẽ tạo điều khiển cho trứng giun đũa, giun kim xâm nhập vào cơ thể.
Nhiễm giun sán ở trẻ em sẽ có biểu hiện bụng sẽ phình to lên, sụt cân, suy dinh dưỡng. Nếu được phát hiện sớm và tẩy giun kịp thời sẽ tình trạng này có thể cải thiện. Theo khuyến cáo của Bộ y tế, cứ mỗi 6 tháng nên tẩy giun cho trẻ định kỳ.
8.Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ cũng là bệnh thường gặp ở trẻ mầm non. Đây là tình trạng kết mạc, một lớp màng trong suốt che phủ bề mặt nhãn cầu nên bị viêm gây ra tình trạng đau mắt đỏ hay mắt ửng đỏ.

Bệnh đau mắt đỏ thường gặp với trẻ mầm non
Nguyên nhân của căn bệnh lý là do phản ứng của dị ứng và có tính lây nhiễm rất cao. Đặc biệt là đối với những trẻ thường xuyên tiếp xúc với dịch tiết ra từ mắt, mũi hay miệng của người mắc bệnh.
9.Bệnh viêm phổi
Vào thời điểm giao mùa, các mầm bệnh thường phát triển mạnh mẽ hơn, trẻ dễ bị viêm phế quản xâm nhập qua tiếp xúc đồ chơi, đồ dùng, mặt phẳng không được vệ sinh kỹ, đặc biệt là khi trẻ đi học mầm non. Khi bị bệnh viêm phổi, trẻ sẽ có các triệu chứng như: ho có đờm, chảy nước mũi, bỏ ăn, sốt, khó thở, đau thắt ngực,…
Bên trên là một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non ba mẹ cần lưu ý để bảo vệ con yêu của mình, hãy cùng Gia Đình Sữa lưu để phòng ngừa để có thể phát hiện và điều trị cho con kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm cho con ba mẹ nhé! Chúc các con yêu luôn thông minh và khỏe mạnh nhé !