Thời tiết lạnh, không khí nồm ẩm mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây ra nhiều dịch bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Vì vậy, việc đẩy mạnh các biện pháp phòng tránh dịch bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân luôn cần được quan tâm đúng mức trước khi chúng bùng phát thành đại dịch. Cùng Gia Đình Sữa tìm hiểu về các bệnh truyền nhiễm trong mùa lạnh và các biện pháp phòng tránh cho bé nhé !

Thời tiết lạnh, không khí nồm ẩm mùa đông xuân là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn sinh sôi nảy nở
1.Những bệnh truyền nhiễm vào mùa lạnh
Bệnh chân, tay, miệng
Trẻ mắc bệnh tay, chân, miệng thường có các triệu chứng điển hình như nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng gây vết loét miệng, đầu gối, mông, hay nổi rải rác ở những vị trí khác trên cơ thể. Đặc biệt, những bóng nước này khi ấn vào thường không đau, không ngứa kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, nôn ói và tiêu chảy…

Trẻ mắc bệnh tay, chân, miệng thường có các triệu chứng điển hình như nốt hồng ban bóng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng gây vết loét miệng
Không có thuốc ngăn được biến chứng và biến chứng hay không phụ thuộc vào từng trẻ… Do vậy, chăm sóc, điều trị triệu chứng và nhận biết được các dấu hiệu có thể có biến chứng là quan trọng nhất.
Viêm đường hô hấp trên
Bệnh cảm cúm: lây lan qua đường hô hấp. Thông thường diễn biến nhẹ, phục hồi sau 2 – 7 ngày. Với các biểu hiện như sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi…Trẻ em, người cao tuổi, người đang mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ cảm nhiễm hơn những người khác.
– Bệnh viêm xoang: viêm xoang có 2 dạng chính là viêm xoang cấp tính và viêm xoang mạn tính. Viêm xoang cấp tính thường xảy ra ở xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và viêm đa xoang. Khi bị viêm xoang, người bệnh có dấu hiệu sốt, chảy dịch, nghẹt mũi, không ngửi thấy mùi, đau đầu, có cảm giác chóng mặt hay choáng váng, đau xung quanh vùng mắt theo từng cơn và nhịp mạch đập.

Viêm xoang cấp tính thường xảy ra ở xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và viêm đa xoang
– Viêm thanh quản: viêm thanh quản là bệnh phổ biến ở nhiều đối tượng, cả trẻ em và người lớn. Nguyên nhân do nhiễm lạnh, thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường. Đối với bé nhỏ do bé khóc nhiều hoặc nói nhiều kết hợp với các yếu tố virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Khi bị viêm thanh quản, người bệnh bị sốt, khàn tiếng, ho, thở rít, đau họng, nuốt vướng. Có cảm giác ngứa, cay hoặc rát nhẹ vùng thanh quản.
Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh nhiễm virus gây ra triệu chứng đầu tiên là sốt, theo cảnh báo thời gian nguy hiểm nhất của bệnh là từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng: sốt cao liên tục, đau đầu, nôn, chảy máu chân răng…
Ngoài biểu hiện lâm sàng các bác sĩ chỉ định xét nghiệm tìm căn nguyên virus Dengue. Các xét nghiệm huyết thanh, xét nghiệm PCR, phân lập virus lấy máu trong giai đoạn sốt sẽ giúp kết quả chính xác và để phân biệt với bệnh sốt do virus khác.
Sởi
Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra rất thường gặp ở bé, nhất là bé nhỏ sức đề kháng của bé còn yếu kém. Bệnh xảy ra quanh năm và lây truyền theo đường hô hấp, nên khả năng lây lan rất nhanh theo diện rộng và dễ dàng lan truyền thành dịch.

Bệnh sởi lây truyền theo đường hô hấp, nên khả năng lây lan rất nhanh theo diện rộng và dễ dàng lan truyền thành dịch
Sởi lan truyền do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi. Sự lan truyền từ người bệnh đến người lành có thể xảy ra khi người lành hít phải những giọt không khí có virút sởi sau khi người bệnh xã ra 2 tiếng đồng hồ.
Khi bị nhiễm sởi, sau giai đoạn ủ bệnh kéo dài khoảng 7 ngày – 2 tuần, bệnh nhân sốt cao, xuất hiện dấu hiệu phát ban đặc trưng của sởi, lúc đầu ban nổi ở sau tai, sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và lan ra toàn thân. Ngoài ra, bé bị mắc sởi thường có một số triệu chứng kèm theo như: chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt, đôi khi trẻ bị tiêu chảy vì tình trạng viêm long đường tiêu hóa.
Thủy đậu
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm ở bé vô cùng phổ biến do virus Varicella Zoster gây ra. Đường lây chủ yếu bằng đường hô hấp qua những giọt nước bọt bắn ra từ bóng nước hoặc từ đường hô hấp của người bệnh, hiếm khi lây do tiếp xúc trực tiếp với bóng nước.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm ở bé vô cùng phổ biến do virus Varicella Zoster gây ra
Khi mắc thủy đậu ở giai đoạn khởi phát, bé sẽ có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp có thể không có triệu chứng báo trước. Đến khi phát bệnh, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban phỏng nước lan nhanh trong vòng 12-24 giờ rồi phát triển thành mụn nước, bóng nước, dịch trong, gây ngứa ngáy trong vòng 4-5 ngày.
2. Phòng ngừa bệnh truyền nhiễm ở bé
Tiêm phòng đầy đủ: vắc xin là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở bé, làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm nhẹ các biến chứng, giúp bé khỏe mạnh, phát triển thể chất và trí não bình thường. Vắc xin có khả năng bảo vệ lên đến 98% nếu được tiêm đúng và đủ phác đồ.

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhằm phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm ở bé
Không cho bé tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm. Chú ý che miệng và mũi khi hắt hơi, đồng thời mang khẩu trang khi tới những nơi đông người.
Rửa tay sạch bằng xà phòng nhiều lần trong ngày (bao gồm người lớn và trẻ em), tốt nhất là trước khi nấu ăn, trước khi ăn hoặc cho bé ăn, sau khi dùng nhà vệ sinh và thay tã cho bé, trước khi bế ẵm hoặc sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
Người lớn cần hạn chế hôn, thơm vào vùng mặt, miệng của bé để tránh truyền mầm bệnh.
Thực hiện tiêm chủng định kỳ cho bé để giảm nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm ở bé.
Giữ vệ sinh không gian sống. Khử trùng các dụng cụ tiếp xúc hằng ngày như đồ chơi, đồ dùng học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa, sau đó rửa lại với nước sạch.
Bên cạnh đó, để phòng bệnh cho bé, ba mẹ cần đảm bảo một số nguyên tắc khi chế biến thức ăn như rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi bắt đầu nấu ăn; không để đồ thịt chín vào đĩa hoặc thớt trước đó đựng thịt sống; không để chung thức ăn nóng và thức ăn lạnh chung một chỗ. Ngoài ra, trong trường hợp cho trẻ đi ra ngoài thì nên cho bé đội mũ rộng vành, áo khoác và găng tay để tránh mất quá nhiều mồ hôi và chống say nắng. Để phòng bệnh sốt xuất huyết cho bé, ba mẹ nên cho bé ngủ màn, đồng thời dùng thuốc diệt muỗi, dùng lưới bảo vệ nhà cửa, vệ sinh nhà cửa để hạn chế những nơi muỗi có thể sinh sản và phát triển.
Hy vọng thông tin mà Gia Đình Sữa gợi ý cho ba mẹ về các bệnh truyền nhiễm trong mùa lạnh để ba mẹ phòng tránh và bảo vệ bé yêu. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh trong thời điểm giao mùa này nhé !