Còi xương và còi cọc là hai bệnh khác nhau mẹ cần biết

Còi xương và còi cọc ở bé là hai bệnh khác nhau nhưng ba mẹ thường bị nhầm lẫn với nhau. Có nhiều bé có cơ thể bụ bẩm , có chế độ ăn uống tốt và không có tình trạng suy dinh dưỡng nhưng vẫn mắc phải tình trạng còi xương . Mặt khác có nhiều bé bị suy dinh dưỡng nhưng lại không bị còi xương. Gia Đình Sữa sẽ giúp mẹ tìm hiểu để phân biệt bệnh còi xưng và còi cọc nhé !

Nhiều bé có cơ thể bụ bẫm vẫn có thể mắc bệnh còi xương

1.Biểu hiện của bệnh còi xương và còi cọc

Còi xương
Bé bị còi xương có thể xuất hiện ở bé ngay cả khi bé có vẻ bụ bẫm do nhu cầu về canxi và photpho cao hơn so với bé bình thường. Biểu hiện của bé mắc còi xương bao gồm quấy khóc giấc ngủ không ổn định, giật mình, mồ hôi nhiều, rụng tóc sau gáy tạo hình vành khăn. Ngoài ra, bé có thể có đặc điểm như thóp rộng , bờ thóp mềm, mở thóp lâu, nếu ở trạng thái nặng, không được phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp các vấn đề như chân vòng kiềng , táo bón, khung chậu hẹp, chậm biết lẫy, bò, đứng, đi và các vấn đề khác.

Bé bụ bẫm nhưng vẫn bị còi xương

Còi cọc
Bé mắc bệnh còi cọc thường trải qua tình trạng suy dinh dưỡng quan trọng, thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng đến sự sống, hoạt động và phát triển của bé. Đặc điểm của bé còi cọc bao gồm chiều cao và cân nặng thấp hơn so với bé bình thường, có thể kèm theo còi xương hoặc không.
Bé sẽ mệt mỏi, thiếu hoạt bát , chán ăn, quấy khóc, tình trạng bệnh lý thường xuyên, chậm đi , chậm mọc răng. Một số bé có thể phát hiện phù lũng toàn thân, rối loạn sắc tố da và thiếu máu, da tái xanh.

Bé rối loạn sắc tố , thiếu máu , da xanh xao

2.Nguyên nhân gây bệnh còi cọc và còi xương

Còi cọc
Nguyên nhân gây còi cọc là đa dạng , bao gồm việc bố mẹ cho con ăn thiếu chất dinh dưỡng , dẫn đến việc cai sữa cho bé quá sớm hoặc quá muộn. Chế độ ăn của bé được thực hiện không đúng thời điểm hoặc không đảm bảo chất lượng. Bé có thể mắc bệnh nhiễm trùng cấp hoặc mãn tính như viêm phế quản mãn tính, lao, sởi, ỉa chảy. Các yếu tố khác như sinh non hoặc mắc các bệnh lý cũng có thể tăng nguy cơ bé bị còi cọc.

Bé có thể mắc bệnh viêm phổi , ho lao

Còi xương
Nguyên nhân của bé còi xương thường liên quan đến sự thiếu hụt vitamin D trong cơ thể bé. Dẫn tới khả năng hấp thu, chuyển hóa canxi và photpho không được đáp ứng nhu cầu phát triển của xương, gây ra các tổn thương trên xương. Bệnh còi xương có thể gặp ở những bé rất bụ bẫm nên mẹ không nhận biết được tình trạng còi xương của bé do nhu cầu về canxi và photpho lớn hơn với các bé bình thường .

3.Biến chứng của bệnh

Còi cọc
Tình trạng còi cọc , suy dinh dưỡng ở bé ảnh hưởng tới sự phát triển thể lực , trí lực , sức khỏe và tăng nguy cơ bệnh tật cho bé . Tình trạng này cũng làm tăng nguy cơ tử vong ở bé dưới 5 tuổi. Các bé dễ mắc bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiêu chảy nặng, kéo dài .
Ngoài ra bé còn có nguy cơ chậm phát triển thể chất, tâm thần giảm phát triển các cơ quan, đặc biệt là hệ cơ xương, ảnh hưởng tới chiều cao , khả năng lao động khi trưởng thành.

Còi xương
Làm giảm chiều cao , hạn chế chức năng hô hấp, khiến cơ thể bé phát triển chậm, cột sống cong bất thường, biến dạng xương, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu tới khả năng sinh sản của bé gái do khung xương chậu hẹp.
Ngoài ra, bé còn bị xanh xao, thiếu máu, hay bị viêm phổi tái đi tái lại và thậm chí là bệnh động kinh , tăng động.

4.Cách chăm sóc và khắc phục bé bị còi xương và còi cọc

4.1 Bé bị còi cọc
Nếu bé bị còi cọc với mức độ vừa nhẹ thì có thể điều trị tại nhà bằng cách điều chỉnh và tăng cường khẩu phần ăn, tìm nguyên nhân và loại bỏ nguyên nhân gây suy dinh dưỡng , điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Mẹ cần theo dõi cân nặng hàng tuần , hàng tháng của bé và thực hiện tiêm chủng đầy đủ.

Những trẻ bị suy dinh dưỡng nặng thì cần điều trị tại viện bằng phương pháp như bù nước, điện giải, bổ sung vitamin và muối khoáng , truyền đạm chống nhiễm khuẩn , điều trị thiếu máu , chống hạ thân nhiệt và chống hạ dường huyết ,…

4.2 Bé bị còi xương

  • Cho bé tắm nắng hằng ngày: để chân, tay, lưng, bụng bé để lộ ra ngoài khoảng 10-15 phút vào buổi sáng( trước 8h sáng) tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Về mùa đông không có ánh nắng mẹ có thể cho bé đi tắm ở các bệnh viện lớn.
  • Điều trị dự phòng bằng cách cho bé uống thêm vitamin D. Cho bé uống vitamin D 4000UI /ngày trong 4-8 tuần . Với trẻ bị viêm phổi, tiêu chảy cần tăng liều 5000-10.000 UI/ngày trong 1 tháng.
  • Bé bị còi xương mẹ bổ sung thêm canxi và cốm để tăng cường cho bé.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: cho bé bú mẹ, ăn bổ sung thực phẩm giàu canxi như tôm , cua ,cá, trứng , sữa,…. Ngoài ra, mẹ cũng nên cho dầu mỡ vào bữa ăn hàng ngày của bé với lượng vừa đủ vì viatmin D tan trong dầu nên thêm dầu giúp bé hấp thui vitamin D dễ hơn.

Ngoài ra, để cải thiện chứng còi xương ở bé, mẹ cũng nên bổ sung cho bé các sản phẩm hỗ trợ cho bé như lysine và các khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm , selen,… , vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở bé.

Gia Đình Sữa giới thiệu cho mẹ dòng sản phẩm Canxi Bestical hỗ xương và răng của bé chắc khỏe , giảm tình trạng ra mồ hôi trộm, giúp bé phát triển chiều cao tối ưu

Bé cao lớn, khỏe mạnh cùng mùa hè rực rỡ

Canxi sinh học Bestical 120ml dành cho bé trên 4 tháng tuổi, loại canxi cho bé dễ hấp thụ, hỗ trợ cho xương, răng chắc khỏe, không táo bón và tạo tiền đề cho trẻ cao lớn. Canxi Bestical là sản phẩm đang được các bố mẹ tin dùng cho con trẻ trong giai đoạn phát triển và sinh trưởng.

Công dụng chính của canxi Bestical :

– Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh, vitamin D3 & K2 giúp hỗ trợ xương và răng của bé chắc khỏe.

– Bestical canxi sinh học hỗ trợ làm giảm các tình trạng do kém hấp thụ canxi gây ra như: quấy đêm, khó ngủ, đau nhức xương khớp, răng mọc chậm, chậm vận động,…

– Hỗ trợ tăng chiều cao ở trẻ, dự phòng còi xương.

Thành phần canxi sinh học Bestical:

Bảng thành phần canxi Bestical trong 10ml chứa:

– Lipocal 700mg (bao gồm: tricalcium phosphate, lecithin từ đậu nành) (tương đương 250mg canxi)

– Canxi Bestical cho bé có chứa Vitamin K2 (VitaMK7 – menaquinone) 24µg

– Vitamin D3 (cholecalciferol) 400IU

Phụ liệu có trong canxi Bestical: Nước, sucrose, fructose, chất ổn định xanthan gum INS415, chất điều chỉnh độ acid citric acid INS330, hương dâu tây (hương tự nhiên), chất bảo quản (Sodium Benzoate INS211, Potassium Sorbate INS202)

Đối tượng sử dụng của Canxi Bestical:

– Canxi Bestical cho bé từ 4 tháng tuổi trở lên có nhu cầu bổ sung canxi, canxi D3 cho bé và vitamin K2 do chế độ dinh dưỡng bị thiếu hụt

– Trẻ trong giai đoạn phát trển, trẻ còi cọc, chậm cao lớn
* Lưu ý: Không sử dụng canxi Bestical cho trẻ mẫn cảm, dị ứng hay kiêng kị với bất kỳ thành phần nào của Canxi sinh học Bestcal

Hướng dẫn sử dụng Canxi Bestical

– Cách dùng: Canxi Bestical sử dụng Uống trực tiếp

– Liều lượng: Tùy từng độ tuổi mà cho trẻ uống Canxi Bestical với liều thích hợp để có hiệu quả tốt nhất

  • Trẻ từ 4 – 24 tháng: Uống 5ml x 1 lần/ngày
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: Uống 10ml x 1 lần/ngày

Canxi Bestical cho bé từ 6 tuổi trở lên: Uống 15ml x 1 lần/ngày

Cách bảo quản canxi sinh học Bestical 120ml:

– Bảo quản canxi Bestical 120ml nơi sạch sẽ, thoáng mát

– Tránh ánh sáng trực tiếp gây biến đổi chất lượng của sản phẩm

– Để canxi Bestical 120ml xa tầm tay trẻ nhỏ, không để trẻ tự ý sử dụng

– Để lạnh sau khi mở nắp canxi Bestical 120ml dùng, sau khi sử dụng nên đóng chặt nắp chai và không dùng quá 2 tháng đối với một chai.

Quy cách: Hộp 1 chai 120ml

Và Gia Đình Sữa là đơn vị phân phối độc quyền chính hãng sản phẩm Canxi Bestical. Sản phẩm đã có mặt trên toàn hệ thống Gia Đình Sữa mẹ và bé , mẹ có thể ghé chi nhánh gần nhất hoặc đặt hàng trực tiếp trên Website để được mua hàng nhanh nhất nhé! Chúc con yêu luôn khỏe mạnh , cao lớn mỗi ngày để chào đón mùa hè rực rỡ nhé !

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0965.943.988 Zalo