Trẻ kém hấp thu là tình trạng dễ gặp với bất cứ ai và thường gặp ở trẻ nhỏ. Trẻ vẫn ăn uống bình thường nhưng hệ tiêu hóa lại không thể hấp thu được hoặc chỉ hấp thu được một phần các chất dinh dưỡng từ thức ăn được gọi là kém hấp thu ở trẻ và cũng là vấn đề về tiêu hóa khá phổ biến. Về lâu dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Mẹ hãy cùng Gia Đình Sữa tìm hiểu về nguyên nhân và khắc phục tình trạng này nhé!

Trẻ kém hấp thu là tình trạng dễ gặp với bất cứ ai và thường gặp ở trẻ nhỏ
1.Vì sao trẻ kém hấp thu?
Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý thường gặp nhất phải kể đến như: Ăn dặm quá sớm hoặc không cân đối dinh dưỡng cho bé.
- Ăn dặm quá sớm: Ăn dặm quá sớm, không để trẻ làm quen từ từ khi bắt đầu một loại thức ăn mới rất dễ gây kém hấp thu. Đặc biệt là những thức ăn có cấu trúc phân tử phức tạp hoặc dễ gây dị ứng như lòng trắng trứng, hải sản,…

Ăn dặm quá sớm, không để trẻ làm quen từ từ khi bắt đầu một loại thức ăn mới rất dễ gây kém hấp thu
- Không cân đối dinh dưỡng cho trẻ: Dinh dưỡng không cân đối giữa các nhóm chất cũng có thể gây kém hấp thu. Nhiều trẻ thường ăn nhiều đạm, nạp nhiều thức ăn dầu mỡ nhưng lại lười ăn rau, trái cây.
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột
Hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng thường xảy ra sau khi bé phải dùng kháng sinh, thuốc điều trị bệnh dài ngày. Kháng sinh sẽ tiêu diệt cả lợi khuẩn đường ruột nên dẫn đến tình trạng này. Do đó, đây cũng là nguyên nhân gây kém hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ.

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột bé ăn uống kém hấp thu
Rối loạn tiêu hóa
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một số nguyên nhân phổ biến như:
- Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện
- Lạm dụng kháng sinh
- Chế độ ăn uống không khoa học

Rối loạn tiêu hóa cũng khiến cho khả năng hấp thu dinh dưỡng của cơ thể giảm đi
Thiếu vi chất
Một số vi chất cần thiết cho hệ tiêu hóa như Selen, kẽm, magie, canxi. Nếu thiếu chúng sẽ khiến trẻ mệt mỏi, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa,… Khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng cũng sẽ kém đi.

Các vi chất cần thiết cho dinh dưỡng của bé
Thiếu enzyme
Enzyme tiêu hóa có trong tuyến nước bọt, gan, tụy,… đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa thức ăn. Nhờ có các enzyme này, thức ăn sẽ được chuyển thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Vì thế, thiếu enzyme tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất của cơ thể.
Mắc bệnh lý
Một số bệnh lý về gan, tuyến tụy, túi mật, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích,… cũng là nguyên nhân gây kém hấp thu ở trẻ.
Ngoài ra, một số trường hợp trẻ không dung nạp đường lactose cũng dẫn đến kém hấp thu.
2. Cách cải thiện và phòng ngừa
- Chế độ ăn phù hợp: Bên cạnh việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mẹ còn cần lưu ý lựa chọn và chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của trẻ. Đồng thời, phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất cho trẻ.
- Đối với trẻ ở tuổi ăn dặm: Mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm bằng một lượng ít rồi tăng dần. Nếu với một thức ăn mới mà trẻ có dấu hiệu kém hấp thu, mẹ hãy tạm ngừng. Và đợi khoảng vài tuần sau thì có thể thử lại.
- Tẩy giun định kì cho trẻ

Tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần để phòng ngừa các bệnh về giun sán cho trẻ
- Bổ sung vi chất: vitamin, men tiêu hóa, men vi sinh, các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa phù hợp. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để sử dụng cho trẻ đúng cách.
- Cho trẻ tăng cường vận động: Để trẻ vui chơi, tập thể dục, thể thao cũng giúp cải thiện tình trạng tiêu hóa của trẻ.

Vận động ngoài trời tiếp xúc với môi trường xung quanh không chỉ giúp trẻ phát triển thể chất, mà còn là cách giúp cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ
Hy vọng qua những thông tin trên của Gia Đình Sữa sẽ giúp ba mẹ biết được nguyên nhân vì sao trẻ kém hấp thu và các khắc phục tình trạng cho trẻ. Nhìn chung, kém hấp thu dinh dưỡng không phải là một bệnh lý nguy hiểm, song đòi hỏi phải được điều trị đúng cách và kịp thời, nhằm ngăn ngừa nguy hại cho sức khỏe. Trong trường hợp cần thiết, mẹ hãy đưa bé đi đến cơ sở y tế uy tín, để tiếp nhận kiểm tra, giúp bác sĩ đánh giá tình trạng và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý, hiệu quả.
Chúc các con luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện nhé!