Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống khứ các dị vật và dịch đờm ở đường hô hấp ra ngoài. Tuy nhiên bé bị ho nhiều về đêm lại khiến bé mất ngủ và ảnh hưởng tới cả những người xung quanh. Thực tế khi bé bị ho thì có thể ho vào bất cứ lúc nào, tuy nhiên có những trẻ lại ho nhiều hơn vào ban đêm còn ban ngày thì ít. Điều này rất nguy hiểm bởi ban đêm là lúc cơ thể cần nghỉ ngơi, là lúc bé ngủ nên nếu ho liên tục sẽ khiến bé mất ngủ, không ngủ ngon giấc, lâu dần dẫn tới suy nhược cơ thể, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Vậy nguyên nhân vì sao mẹ hãy cùng Gia Đình Sữa tìm hiểu về điều này và cách trị ho cho bé vào ban đêm thông qua bài viết dưới đây nhé !

Ho là một phản xạ của cơ thể nhằm tống khứ các dị vật và dịch đờm ở đường hô hấp ra ngoài
1.Nguyên nhân khiến bé bị ho vào ban đêm
Do bé bị cảm lạnh
Vào ban đêm nhiệt độ sẽ giảm xuống nhiều hơn so với ban ngày, cộng thêm việc nếu bố mẹ bật điều hòa ở ngưỡng quá lạnh sẽ khiến con bị cảm lạnh, vì thế mà gây ra triệu chứng ho, đôi khi kèm theo sốt và chảy nước mũi. Đặc biệt vào những lúc thời tiết chuyển mùa, virus gây bệnh cảm lạnh sẽ kích thích dây thần kinh đường dẫn khí và dẫn tới hiện tượng ho kéo dài.

Cảm lạnh sẽ khiến bé bị ho đêm
Do nhiệt độ phòng quá thấp
Về đêm, nhiệt độ phòng xuống thấp, thời tiết thay đổi khiến cho cổ họng dễ bị ho, từ đó gây kích ứng ho ở bé nhỏ. Bên cạnh đó, việc ba mẹ để nhiệt độ điều hòa quá lạnh cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ho khi ngủ của bé.

Nhiệt độ phòng xuống thấp, thời tiết thay đổi khiến cho cổ họng bé dễ bị ho
Do dị ứng
Bé khi tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như môi trường độc hại, phấn hoa, lông thú,…. sẽ gây ra hiện tượng ho về đêm ở trẻ nhỏ. Trẻ bị ho do dị ứng sẽ kèm theo một số tình trạng khác như sưng, đau rát vòm họng, hắt hơi, ngứa mắt,….
Viêm họng
Trẻ em bị viêm họng sẽ gây ra hiện tượng ho về đêm, kèm theo đó là các triệu chứng đau đầu, ngứa rát cổ họng, sốt,….
Do bé bị viêm xoang
Viêm xoang sẽ tăng tiết dịch nhầy, khiến bé bị nghẹt mũi. Ban đêm, dịch nhầy mũi chảy xuống cổ họng khiến cổ họng bị kích ứng gây ngứa và ho ở trẻ nhỏ.

Viêm xoang vào ban đêm dịch sẽ chảy xuống họng và làm cho bé dễ bị ho
Trào ngược dạ dày thực quản
Khi trẻ ăn quá nhiều trước khi đi ngủ, lượng thức ăn vẫn chưa tiêu hóa được hết dẫn đến nguy cơ trào ngược, kích ứng đến niêm mạc cổ họng và dẫn đến ho.
Thiếu sắt
Trẻ bị thiếu sắt sẽ gây cổ họng sưng, kích ứng, gây ho khan cho bé vào ban đêm.
Ho về đêm ở bé là dấu hiệu của các bệnh viêm phổi, ho gà, cảm cúm, viêm phế quản,…. Ngoài ra, bé có thể bị ho do dị vật đường thở, phòng ngủ nhiều bụi, không khí khô,….
2.Cách trị ho cho bé vào ban đêm bằng phương pháp dân gian
2.1 Trị ho đêm bằng nghệ tươi
Nghệ tươi có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa cao, chống viêm,…, có tác dụng điều trị ho vô cùng hiệu quả.

Trị ho bằng nghệ tươi cũng là một phương pháp dân gian được áp dụng cho bé
Mẹ sử dụng nghệ tươi để trị ho cho bé bằng cách dùng một củ nghệ tươi, rửa sạch, cạo vỏ rồi giã nhuyễn. Cho nghệ cùng với một chút nước lọc và 1 thìa cà phê đường phèn rồi hấp cách thủy trong vòng 10 phút. Mẹ cho bé uống ngay khi thuốc còn ấm, ngày uống 2 lần, duy trì đều đặn cho đến khi tình trạng ho của bé được cải thiện hoàn toàn.
2.2 Trị ho đêm bằng tỏi và mật ong
Từ lâu tỏi và mật ong là 2 nguyên liệu thường xuyên được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm đường hô hấp bởi tính kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt của 2 loại thảo dược này.

Hai nguyên liệu đang được áp dụng trong các bài thuốc chữa viêm đường hô hấp cho bé
Cách trị ho đêm cho bé bằng tỏi và mật ong được tiến hành như sau: lấy 2 tép tỏi, rửa sạch, bóc vỏ rồi giã nát. Trộn thêm với 2 thìa mật ong rồi đem hấp cách thủy. Chú ý không hấp quá chín tránh làm mất tác dụng. Mẹ cho bé uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 1 – 2 thìa cà phê, bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.
2.3 Xoa dầu nóng vào gan bàn chân
Trước khi đi ngủ, mẹ hãy xoa một ít dầu nóng vào gan bàn chân cho bé, massage nhẹ nhàng trong khoảng 1 phút để kích thích các huyệt đạo cho trẻ. Mẹ có thể dán thêm một miếng salonpas vào chân cho bé để giữ ấm về đêm.

Xoa một ít dầu nóng vào gan bàn chân cho bé
2.4 Rữa mũi, xúc miệng bằng nước muối loãng
Để tránh vi khuẩn xâm nhập vào mũi họng của bé gây ra những triệu chứng ho khan về đêm, trước khi đi ngủ, mẹ nên nhỏ một vài giọt dung dịch nước muối loãng để rửa sạch mũi cho bé. Đồng thời, mẹ hướng dẫn bé cách súc miệng để làm sạch họng và loại bỏ các vi khuẩn. Cách làm này sẽ giúp cho họng của bé cảm thấy dễ chịu hơn và ngủ cũng ngon giấc hơn.

Vệ sinh sạch sẽ rửa mũi bằng bằng dung dịch vệ sinh tai, mũi họng livespo cho bé
An toàn cho trẻ em: Được sản xuất từ các thành phần tự nhiên, không chứa cồn hay chất bảo quản độc hại.
Đa năng: Có thể sử dụng để vệ sinh cả tai, mũi và họng, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho phụ huynh.
Dễ sử dụng: Thiết kế chai phun sương tiện lợi, giúp việc sử dụng trở nên đơn giản và nhanh chóng.
Giảm kích ứng: Công thức đặc biệt giúp làm dịu và bảo vệ niêm mạc nhạy cảm của trẻ.
Hỗ trợ phòng ngừa: Giúp loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, virus, góp phần ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
2.4 Kê gối cao cho bé ngủ
Khi bé ăn quá no trước khi đi ngủ sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày. Thức ăn bị trào ngược lên thực quản, ảnh hưởng đến niêm mạc bị kích thích và gây ra hiện tượng ho về đêm. Trong trường hợp này, mẹ chỉ cần kê cao gối khi ngủ cho bé là có thể khắc phục.

Kê gối cao đầu cho bé khi đi ngủ nếu bé ăn quá no sẽ xảy ra trào ngược dạ dày và gây ra hiện tượng ho về đêm
Hi vọng những thông tin quan trọng của Gia Đình Sữa sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh cũng như các cách trị ho vào ban đêm cho bé hiệu quả. Nếu tình trạng này diễn ra càng lúc càng nghiêm trọng, ba mẹ cần đưa bé thăm khám ngay để được chẩn đoán chính xác.
Chúc các bé yêu có một sức khỏe thật tốt để chào đón mùa đông đến nhé !