Dị ứng trứng là một dạng dị ứng thực phẩm phổ biến ở bé với các biểu hiện như nổi mề đay, phát ban, nôn mửa diễn ra khoảng vài phút hoặc vài giờ sau khi ăn. Gia Đình Sữa giúp mẹ tìm ra nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý dị ứng với trứng thông qua bài viết dưới đây nhé !

Dị ứng trứng gà tình trạng phổ biến ở bé
1.Dị ứng trứng là gì ?
Dị ứng trứng là tình trạng hệ thống miễn dịch xác nhận nhầm protein có trong trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng,.. là chất có hại với cơ thể.
Khi ăn trứng, các kháng thể sẽ nhận ra protein và báo hiệu hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hóa chất khác gây ra triệu chứng dị ứng.

Cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng đều chứa protein gây dị ứng nhưng dị ứng với lòng trắng trứng phổ biến hơn
Tỉ lệ dị ứng trứng gà ở bé cao hơn dị ứng trứng gà ở người lớn, chỉ một số ít trường hợp đến tuổi trưởng thành vẫn còn có thể gặp tình trạng này.
Bé sơ sinh đang bú sữa mẹ có thể bị dị ứng trứng do protein trong sữa mẹ nếu mẹ tiêu thụ trứng trước đó gây ra hiện tượng bé sơ sinh dị ứng trứng, dị ứng trứng ở bé dưới 1 tuổi.
Cả lòng trắng và lòng đỏ của trứng đều chứa protein gây dị ứng nhưng dị ứng với lòng trắng trứng phổ biến hơn.
2.Biểu hiện dị ứng trứng
Các triệu chứng dị ứng trứng thường xuất hiện sau khi ăn trứng hoặc thực phẩm chứa trứng từ vài phút đến vài giờ. Biểu hiện từ nhẹ đến nặng khác nhau ở mỗi người, điển hình là:
- Biểu hiện dị ứng trứng gà ở bé bị kích ứng ngoài da: Mẩn ngứa, nổi mề đay

Dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa hoặc phát ban
- Triệu chứng hô hấp: Ho, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi
- Triệu chứng tiêu hóa: Đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa
- Triệu chứng sốc phản vệ:
+ Co thắt đường thở bao gồm sưng cổ họng hoặc u cục ở cổ họng
+ Đau bụng hoặc chuột rút
+ Mạch đập nhanh
+ Huyết áp giảm nghiêm trọng, chóng mặt, mất ý thức
Mức độ biểu hiện dị ứng với trứng có thể thay đổi mỗi lần xảy ra, vì vậy cần trao đổi với bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời và linh hoạt với các biểu hiện dị ứng.
Dị ứng trứng gà
Dị ứng trứng gà thường xuất hiện khi bé bước vào tuổi ăn dặm trẻ 6 tháng bị dị ứng trứng, tình trạng này cũng có thể kéo dài cho đến khi bé lên 5 tuổi.

Ăn lòng trắng trứng gà có thể bị dị ứng,đầy bụng, khó tiêu
Biểu hiện bé dị ứng trứng gà là da quanh miệng bé chuyển đỏ, nổi phát ban. Biểu hiện bé dị ứng trứng gà còn có dấu hiệu sưng phù, bé bị nôn trớ, tiêu chảy, xuất hiện những cơn đau vùng bụng.
Một số dấu hiệu bé dị ứng trứng gà khác có thể gặp là chảy nước mũi, mắt bé đỏ và mọng nước, bé thở khò khè kèm theo những cơn ho.
Dị ứng trứng vịt
Thành phần protein trong trứng lộn và trứng vịt nói chung có tính kháng nguyên nhạy cảm với bề mặt lớp niêm trong dạ dày gây đau bụng, tiêu chảy, phát ban và các triệu chứng dị ứng trứng vịt lộn khác.

Dị ứng trứng vịt cũng gây đau bụng, tiêu chảy, phát ban
Chính vì thế các chuyên gia dinh dưỡng khuyên những người mẫn cảm với protein nên cẩn trọng khi sử dụng thực phẩm này.
Dị ứng trứng ngỗng
So với trứng gà, trứng ngỗng có tỷ lệ protein thấp hơn tuy nhiên những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng cũng sẽ có các phản ứng không mong muốn khi ăn trứng ngỗng, bé bị dị ứng trứng gà cũng sẽ bị dị ứng với trứng ngỗng.

Cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng cũng sẽ có các phản ứng không mong muốn khi ăn trứng ngỗng
3.Cách xử lý khi bé bị dị ứng trứng
- Việc đầu tiên là phải tìm cách cho bé nôn hết trứng mới ăn ra. Đồng thời, cho bé uống nhiều nước ấm để thanh lọc cơ thể.

Cho bé uống nhiều nước ấm thanh lọc cơ thể
- Sau khi bé nôn, hãy cho trẻ nằm nghỉ 10 – 20 phút để quan sát tình hình.
- Nếu bé bị mẩn ngứa, phát ban, mẹ có thể tham khảo sử dụng các loại thuốc bôi giảm ngứa, chẳng hạn như kem bôi da Kutiskin có khả năng dịu mẩn ngứa, chống sưng viêm.
- Nếu bé đi ngoài nhiều, hãy cho bé uống nước điện giải để bù nước và bù khoáng.
- Nếu bé bị ho nhiều, ba mẹ có thể thử cho bé uống nước chanh, mật ong để giảm ho.

Uống nước chanh , mật ong để tăng cường sức đề kháng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể
- Trong trường hợp bé có biểu hiện sốc phản vệ, cần đưa bé tới bệnh viện ngay lập tức để được cấp cứu kịp thời.
- Ngoài ra, dị ứng trứng ở bé dưới 1 tuổi cũng rất nguy hiểm, khó xử lý tại nhà. Mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Thông qua bài viết của Gia Đình Sữa gợi ý cho mẹ , hi vọng sẽ giúp ba mẹ biết cách nhận biết dị ứng trứng ở bé sơ sinh và bé nhỏ. Đồng thời, có cách xử lý phù hợp nếu chẳng may bé bị dị ứng trứng. Chúc các bé yêu luôn khỏe mạnh!