Khi nuôi con ba mẹ rất hay lo lắng và trở nên lúng túng khi trẻ có dấu hiệu táo bón, đại tiện khó khăn. Đặc biệt với những e bé sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non nớt, tình trạng này nếu cứ kéo dài sẽ khiến trẻ bị suy dinh dưỡng và chậm phát triển. Vậy dấu hiệu nào có thể nhận biết được trẻ sơ sinh bị táo bón, cách xử lý như thế nào? Mẹ hãy cùng Gia Đình Sữa tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé

Bé sơ sinh bị táo bón gây đầy hơi, chướng bụng, quấy khóc
1.Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón
Tần suất đi ngoài ít
Thông thường, trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đi ngoài từ 2-3m lần/ngày, trẻ từ 6-12 tháng tuổi đi ngoài 3-4 lần/ngày .
Nếu thấy tần suất đi ngoài của con chỉ 2-3 lần/ tuần hoặc 3 ngày liên tục đi ngoài thì khả năng cao trẻ bị táo bón.
Phân cứng và khô
Trẻ sơ sinh bị táo bón có kích thức lớn hơn bình thường, vón cục như phân dê, màu sẫm, khô cứng, sần sùi ( có các vết nứt trên bề mặt) . Đặc biệt, khi phân to cọ xát niêm mạc hậu môn sẽ gây trầy xước, chảy máu và hậu quả là trong phân của trẻ cũng có lẫn máu.
Trẻ quấy khóc, sợ đi ngoài
Khi bị táo bón trẻ rất sợ đi ngoài, mẹ có thể thấy biểu hiện của bé mỗi khi đi ngoài phải dùng nhiều sức phải rặn nhằm đẩy phân ra ngoài. Khi đó, mặt bé có đỏ bừng, vã mồ hôi và quấy khóc.
Trẻ bị chướng bụng, đầy hơi
Triệu chứng táo bón ở trẻ sơ sinh không chỉ là đi ngoài khó khăn, mà còn có dấu hiệu chướng bụng, mẹ sờ vào bụng con thấy bụng cứng, căng lên, đôi khi sưng phù. Do bị đầy hơi chướng bụng nên cơ thể con xảy ra phản ứng loại bỏ khí bằng cách ợ hơi nhiều hoặc xì hơi liên tục , thậm chí còn xì hơi nặng mùi.
2.Nguyên nhân gây ra táo bón ở trẻ sơ sinh
Do sữa công thức của trẻ
Trẻ không dung nạp đạm trong sữa bò ( gọi là dị ứng sữa bò) hoặc khó tiêu các thành phần chất đạm và chất béo có trong sữa bò. Khi đó , trẻ không chỉ bị táo bón mà còn gặp nhiều triệu chứng khác như: đau bụng, trào ngược, nôn trớ, phù quanh miệng,…
Mẹ pha sữa quá đặc, không đúng theo tỷ lệ khuyến cáo của nhà sản xuất khiến hệ tiêu hóa của con phải làm việc nhiều hơn, dễ gây ra táo bón.

Có thể do mẹ pha sữa công thức quá đặc hoặc quá loãng
Một số mẹ cho bé dùng sữa ngoài quá sớm, trong khi đó hệ tiêu hóa của con chưa hoàn thiện, chưa kịp thích ứng với nguồn dinh dưỡng khác sữa mẹ, dẫn đến táo bón và nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa khác.
Táo bón ở trẻ sơ sinh còn do nguyên nhân mẹ cho bé uống sữa ngoài quá sớm. Sữa công thức kết hợp với nhiều chất, trong khi dạ dày của con phát triển chưa hoàn thiện nên rất khó tiêu hóa.
Do chế độ ăn uống của mẹ
Trong giai đoạn nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con. Nếu mẹ ăn nhiều đồ khó tiêu, cay nóng, ít chất xơ sẽ khiến con dễ bị táo bón.

Mẹ ăn quá nhiều đồ cay nóng, ít chất xơ
Do trẻ bổ sung vi chất từ bên ngoài
Trẻ sinh non, trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu sắt trong giai đoạn mang thai thường được chỉ định bổ sung sắt, tuy nhiên tác dụng phụ của thuốc sắt là thường gây ra táo bón hoặc tiêu chảy ở trẻ.
Ngoài ra nếu mẹ bổ sung thêm, canxi hoặc vitamin D bên ngoài với liều lượng quá lớn sẽ khiến cơ thể trẻ bị dư thừa, không thể hấp thu. Những chất này lưu lại trong ruột, kết hợp với acid béo gây ra táo bón.
Do chế độ ăn dặm của trẻ
Trẻ bị táo bón thường gặp nhất ở giai đoạn ăn dặm
Một số trẻ bắt đầu chuyển sang chế độ ăn dặm, hệ tiêu hóa chưa kịp làm quen với thực phẩm mới nên dễ bị rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt với những trẻ ăn dặm quá sớm, trước 4 tháng tuổi rất dễ gặp tình trạng này.
Trẻ 6 tháng bị táo bón còn do chế độ ăn dặm quá ít chất xơ, thiếu nước dẫn đến phân khô cứng, khó đẩy ra ngoài.
Do trẻ mắc một số bệnh lý
Một số trẻ gặp tổn thương hoặc dị tật đường tiêu hóa, phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng có triệu chứng táo bón kéo dài, kèm theo đau bụng , chướng bụng…..
3.Các cách xử lý và khắc phục khi trẻ bị táo bón
Cách chăm sóc khi trẻ bị táo bón:
Tắm nước ấm: Trong những ngày con đi ngoài khó khăn, mẹ nên cho con tắm nước ấm để tăng cường hoạt động nhu động ruột, kích thích hoạt động của các cơ vòng hậu môn giúp trẻ đại tiện dễ dàng.
Massage bụng: Đây là cách giúp điều hòa nhu động ruột và đào thải phân ra bên ngoài dễ dàng. Mẹ hãy dùng 3 ngón tay giữa chụm lại, sau đó đặt lên vùng bụng (gần rốn) của con rồi xoa nhẹ nhàng trong 3 phút, thực hiện 1-2 lần/ngày.

Các cách massage bụng cho bé để bé dễ chịu hơn
Không cho trẻ dùng thuốc bừa bãi: Thực tế có nhiều mẹ ngại đưa con đi khám nên tự ý mua men tiêu hóa về cho con uống. Tuy nhiên, bổ sung men tiêu hóa không điều trị được táo bón, nếu dùng bừa bãi có thể khiến mức độ táo bón trầm trọng hơn.
Cho trẻ uống thêm nhiều nước : Trẻ dưới 6 tháng tuổi không cần uống nước vì trong sữa mẹ hoặc sữa công thức đã có lượng nước đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ mỗi ngày. Tuy nhiên nếu trẻ trên 6 tháng và bị táo bón , hãy đảm bảo cung cấp đủ lượng nước trung bình khoảng 100l/kg cân nặng. Lượng nước này bao gồm nước đun sôi để nguội, nước ép rau củ quả tươi, nước luộc rau giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động thuận lợi.

Bé uống đủ nước giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động thuận lợi hơn
Điều chỉnh chế độ ăn dặm của con: Trong thực đơn ăn dặm của trẻ mẹ nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả chứa chất xơ dồi dào như : bông cải xanh, cà rốt, rau cải, bí đỏ , xoài, chuối….. Những loại thực phẩm này vừa chống táo bón, vừa kích thích vị giác cho con. Hạn chế cho con ăn những thực phẩm gây khó tiêu như cơm trắng, bơ sữa.
Điều chỉ chế độ ăn của mẹ: Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên ưu tiên lựa chọn thực phẩm chứa nhiều chất xơ như : rau dền, rau bina, rau mồng tơi, ngọn khoai lang , mận, lê, táo,… tạo ra nguồn sữa chất lượng kích thích nhu động ruột và làm mềm phân cho trẻ.
Đổi sữa công thức phù hợp cho con: Nếu nguyên nhân gây táo bón cho trẻ sơ sinh là do sữa công thức . Gia Đình Sữa giới thiệu cho mẹ sữa with mom casser chuyên biệt dành cho bé sơ sinh đặc biệt là các bé sinh mổ.
Sữa Withmom cesar – Sữa mát cho hệ tiêu hóa khỏe
Sữa WithMom Hàn Quốc. Sữa bổ sung lợi khuẩn B.Longum : lợi khuẩn “quý” làm nhiệm vụ duy trì cân bằng vi sinh vật đường ruột, đánh bật các vi khuẩn có hại, cải thiện sức khỏe đường ruột cho bé. Đặc biệt đối với trẻ sinh mổ.
Trong sữa toàn dưỡng chất quý : kháng thể Lactoferrin siêu hiếm giúp bé tăng bật sức đề kháng, giảm nguy cơ cúm và viêm đường hô hấp. Lợi khuẩn cực nhiều giúp trẻ hấp thụ tối đa và có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Chất béo OPO giúp bé tăng cân, tăng cao rõ rệt.
Chất béo OPO trong sữa có cấu trúc tương tự với chất béo được tìm thấy trong sữa mẹ phù hợp cho hệ tiêu hóa vốn còn non yếu của trẻ.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Giảm quấy khóc
- Bé đi phân vàng, mềm
- Xương chắc khỏe
- Tăng hấp thụ chất béo và canxi
- Tăng cường lợi khuẩn đường ruột
Bổ sung Synbiotic là sự kết hợp của Prebiotics & Probiotics : tỉ lệ như trong sữa mẹ giúp gia tăng số lượng lợi khuẩn theo cấp số nhân, ngừa táo bón, tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất.
Sữa With Mom cũng là dòng sữa đầu tiên chứa kháng thể có khả năng ức chế Virus Rota gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ trong giai đoạn chuyển mùa.
Tăng cường trí lực & thị lực với DHA nguồn gốc từ Tảo biển . DHA được cân đối và chia tỉ lệ với AA là 1:2, đây là tỉ lệ chuẩn được cả 2 tổ chức Y tế thế giới WHO và tổ chức lương thực Thế giới FAO khuyến khích.
Và Gia Đình Sữa là đơn vị phân phối độc quyền chính hãng sản phẩm sữa Withmom Cecar . Sản phẩm sữa đã có mặt trên toàn hệ thống Gia Đình Sữa mẹ và bé, mẹ ghé chi nhánh gần nhất hoặc đặt hàng trê Website để được mua hàng nhanh nhất nhé !
Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích cho mẹ trong cách xử lý khi trẻ bị táo bón. Mẹ hãy thật kiên trì cùng con vượt qua giai đoạn này nhé! Chúc các bé yêu luôn có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh , ăn ngon, ngủ ngon và luôn an nhiên nhé !