Cách khắc phục cho bé kém tập trung , trí nhớ kém mẹ cần biết?

Khả năng tập trung chú ý, ghi nhớ, tiếp thu là điều vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng rất lớn tới việc học tập hàng ngày của trẻ. Vậy lý do tại sao trẻ thiếu tập trung, trí nhớ kém? Gia Đình Sữa sẽ giúp mẹ tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trên nhé !

Khả năng tập trung, tiếp thu là đều vô cùng quan trọng đối với bé

1.Nguyên nhân trẻ thiếu tập trung, kém trí nhớ ?

Do môi trường sống : Có quá nhiều tiếng ồn, thiếu ánh sáng hoặc cường độ ánh sáng quá mạnh, có nhiều đồ vật, đồ chơi xung quanh khiến trẻ bị phân tâm

Do tâm lý căng thẳng: Mâu thuẫn gia đình, khiến trẻ căng thẳng, lo lắng hoặc do trẻ hay bị chê bai, đánh giá thấp về năng lực cá nhân,… khiến trẻ không còn hứng thú trong học tập

Do gen di truyền : Gen, các vấn đề về nội tiết hoặc rối loạn hoạt động dẫn truyền thần kinh,… có thể ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ.

Do sức khoẻ: Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu sắt, kẽm, hoặc thiếu ngủ, rối loạn giấc ngủ khiến trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém

Do mắc một số dối loạn thần kinh: Tăng động giảm chú ý, chậm phát triển, tự kỷ,… là những rối loạn phát triển thường gặp khiến trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém.

Tăng động giảm chú ý , chậm phát triển ngôn ngữ, giảm khả năng tập,trung ghi nhớ

Nếu trẻ không được rèn luyện từ khi còn nhỏ hoặc cách giảng dạy của thầy cô, cha mẹ không phù hợp với trẻ,… thì cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ghi nhớ của trẻ.

2.Trẻ thiếu tập trung, trí nhớ kém có nguy hiểm không?

Trẻ thiếu tập trung, ghi nhớ kém có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Nhưng khi rơi vào tình trạng này sẽ không thể chú tâm làm một việc gì đó trong một khoảng thời gian nhất định. Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm đến sức khỏe nhưng nó khiến chất lượng cuộc sống, kết quả học tập của trẻ giảm đi đáng kể. Điều này khiến trẻ bị bạn bè chê bài, trêu chọc,… trẻ dần trở nên tự ti và cô lập bản thân với mọi người xung quanh.

Mất tập trung chú ý đôi khi còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý liên quan đến rối loạn thần kinh như tăng động giảm chú ý, tự kỷ,… cần được phát hiện và điều trị kịp thời.

3.Cách Khắc phục giúp trẻ tập trung và ghi nhớ tốt hơn

Tạo lập những thói quen tốt

Cha mẹ nên cùng trẻ thiết lập một kế hoạch công việc hàng ngày thật chi tiết, rõ ràng. Trong đó có mốc thời gian cụ thể cho từng nhiệm vụ và yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện theo. Điều này giúp trẻ cải thiện sự tập trung và kỹ năng quản lý, tổ chức công việc tốt hơn.

Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi bổ ích

Thay vì để trẻ suốt ngày ngồi trước màn hình máy tính, ti vi hoặc chơi điện tử, cha mẹ nên khuyến khích trẻ chơi các trò chơi cần sự tập trung, ghi nhớ tốt, phản xạ nhanh như xoay khối rubic, xếp hình, giải ô chữ, lego,…

Cho bé tập chơi xếp hình , lắp ghép giúp bé phát triển tư duy , ghi nhớ tốt

Thay đổi lối sống lành mạnh

– Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là omega 3, sắt, kẽm và các loại vitamin có trong cá hồi, cá thu, hạt điều, hạt óc chó, tôm, cua, hải sản, các loại rau có màu xanh đậm,…

– Hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, chất phụ gia bảo quản và các chất kích thích như bánh kẹo ngọt, mì tôm, pizza, xúc xích, thực phẩm đóng hộp,…

– Cho trẻ đi ngủ đúng giờ, đủ giấc, tránh thức quá khuya, đồng thời hạn chế trẻ xem ti vi, sử dụng máy tính hay chơi điện tử,… trong thời gian dài.

Tập thói quen cho bé đi ngủ đúng giờ

– Khuyến khích trẻ luyện tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và cải thiện sự tập trung, ghi nhớ tốt hơn.

Chia nhỏ các nhiệm vụ lớn

Trẻ thiếu tập trung, trí nhớ kém thường gặp khó khăn khi phải thực hiện một nhiệm vụ trong thời gian dài. Do đó, cha mẹ nên chia nhỏ các công việc thành nhiều bước để trẻ dễ dàng hoàn thành và thôi thúc trẻ tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.

Đặt mục tiêu thời gian ngắn hạn

Với những trẻ thiếu tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ kém, cha mẹ nên gia hạn thời gian hoàn thành mỗi nhiệm vụ của trẻ là khoảng 15 – 20 phút. Sau đó cho trẻ được nghỉ ngơi, thư giãn, giúp trẻ dễ dàng hoàn thành và tập trung tốt hơn.

Thiết lập hệ thống phần thưởng rõ ràng

Mỗi khi trẻ tập trung chú ý hoặc ghi nhớ tốt được điều gì đó, cha mẹ nên khen ngợi, động viên và khuyến khích trẻ bằng những phần thưởng nhỏ như đồ chơi, món ăn mà trẻ yêu thích. Những điều này sẽ là động lực giúp trẻ tiếp tục cố gắng để cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ của mình.

Luôn có phần thưởng khi bé làm tốt để khuyến khích bé học tập

Dành thời gian trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Nhiều trẻ thiếu tập trung, trí nhớ kém là vì gặp áp lực quá mức trong học tập hoặc do trẻ không hiểu bài giảng,… Bởi vậy, cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện, tâm sự cùng con để hiểu những khó khăn con đang gặp phải, từ đó hướng dẫn con cách xử lý tốt nhất.

Hiểu rõ năng lực của trẻ

Mỗi trẻ sẽ có năng lực, khả năng nhận thức, ghi nhớ khác nhau, bởi vậy cha mẹ không nên tạo quá nhiều áp lực sẽ khiến con ngày càng chán nản, tự ti và thất vọng về bản thân. Thay vào đó hãy tìm hiểu những ưu điểm của trẻ và tạo cơ hội để trẻ phát huy tối đa.

Gia Đình Sữa giới thiệu cho mẹ sản phảm omega DHA giúp bé tinh anh , thông minh , nhanh nhẹn , tăng khả năng tập trung ghi nhớ Omega DHA Bioamicus

Omega DHA bảo bối giúp bé yêu mắt sáng , thông minh

DHA đóng vai trò to lớn trong phát triển não bộ và thị giác của trẻ. Vì vậy, việc bổ sung DHA là rất cần thiết.

🏺BioAmicus DHA với những ưu điểm vượt trội:

Dạng Omega-3 Triglyceride siêu hấp thu

Siêu tinh khiết, không chứa kim loại nặng, độc tố hay dioxin

Không tanh với công nghệ hộp đen khử mùi hiện đại

Đặc biệt, Vị NGON ĐỘC QUYỀN duy nhất trên thị trường

Chắc chắn, BioAmicus DHA sẽ là lựa chọn tối ưu cho ba mẹ để hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác của trẻ.

Và Gia Đình Sữa là đơn vị phân phối độc quyền chính hãng sản phẩm Omega DHA Bioamicus . Sản phẩm đã có mặt trên toàn hệ thống Gia Đình Sữa mẹ và bé. Mẹ có thể ghé chi nhánh gần nhất hoặc đặt hàng trực tiếp trên Website để được mua hàng nhanh nhất! Chúc bé yêu luôn mạnh khoẻ , tinh anh , thông minh vượt trội nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0965.943.988 Zalo