Bé hăm da đỏ vùng hậu môn là tình trạng hay gặp ở em bé trong độ tuổi sử dụng tã bỉm. Những vùng hăm đỏ da này thường xảy ra do độ ẩm khi bé đi tiểu hoặc kích ứng từ chính tã bỉm. Tuy nhiên, một số vết hăm tã có thể chỉ ra một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn. Mẹ hãy cùng Gia Đình Sữa tìm hiểu một số nguyên nhân gây ra bé bị hăm đỏ vùng hậu môn và cách xử lý mẹ có thể áp dụng tại nhà để giúp bé thoải mái hơn nhé!

Bé bị hăm da sẽ khó chịu, đau, quấy khóc
1.Nguyên nhân bé bị hăm đỏ hậu môn
Bé bị hăm đỏ vùng hậu môn do dùng tã bị kích ứng gây nguyên nhân viêm da như :
- Nước tiểu
- Phân , đặc biệt là tiêu chảy
- Khăn lau da có chứa hóa chất mà bạn dùng để lau vùng bé quấn tã bỉm
- Hóa chất trong kem dưỡng da hoặc thuốc mỡ mà mẹ sử dụng trong vùng bé mặc tã bỉm
- Tã bỉm và các hóa chất được sử dụng để làm ra nó
1.1 Bé bị hăm da sử dụng tã không đúng cách
Sử dụng tã bỉm không phù hợp với kích thước , cân nặng của bé, đặc biệt là dùng kích cỡ nhỏ hơn có thể gây cọ sát vào da khi bé vận động khiến vùng da bé tiếp xúc bị đau, bong tróc, hăm đỏ.
Sử dụng tã bỉm không đúng cách sẽ khiến vùng da bé tiếp xúc bị đau rát, hăm đỏ
Sử dụng hàng kém chất lượng, da em bé rất nhạy cảm, nên khi tiếp xúc lâu với bỉm tã không chỉ gây hăm đỏ, còn có thể gây dị ứng với thành phần hoặc gây bí nóng cho bé.
Đặc biệt khi bé bú mẹ hoàn toàn thường rất hay đi tiểu, nếu mẹ không chú ý thay bỉm thường xuyên cho bé có thể khiến chất thải bám lâu trên da và nổi mẩn đỏ.
1.2 Trẻ bị dị ứng
Em bé có thể bị dị ứng với các sản phẩm mẹ sử dụng trên da bé. Loại phát ban này có thể xuất hiện sau vài tuần. Các nguyên nhân dị ứng gây hăm da thường gặp là:
- Trẻ có thể phản ứng dị ứng với các chất trong tã hoặc các sản phẩm chăm sóc da, gây viêm da và hăm.
- Dị ứng phấn rôm do lạm dụng quá nhiều
- Da bé bị dị ứng với các thành phần trong tã, hoặc với giấy ướt làm vệ sinh cho bé
1.3 Bé bị tiêu chảy, đi đại tiện nhiều lần trong ngày
Bé bị tiêu chảy đi đại tiện nhiều lần trong ngày làm cho vùng da hậu môn phải tiếp xúc thường xuyên với phân, nước tiểu, vi khuẩn men đường ruột gây kích ứng hăm đỏ. Việc vệ sinh lau rửa nhiều lần sau khi bé đi đại tiện khiến da bị cọ xát nhiều, rất khó cải thiện tình trạng hăm đỏ.
1.4 Vùng da quanh hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ
Khi tắm cho bé hoặc sau khi bé đi đại tiện, ba mẹ vệ sinh cho bé không đúng cách cũng có thể gây nên tình trạng hăm da.
1.5Nhiễm trùng hay nhiễm nấm
Nấm hay vi trùng ký sinh thường có ở da, không nguy hại nhưng khi da ẩm ướt do nước tiểu hay phân của bé hoặc kém thông khí khi dùng bỉm thì nấm và vi trùng dễ phát triển, gây bệnh trên da.
2.Cách xử lý bé bị hăm đỏ vùng hậu môn
Mẹo trị hăm đỏ hậu môn theo phương pháp dân gian
Dùng lá khế
Lá khế là loại thuốc Nam phổ biến thường được dùng để chữa các bệnh liên quan đến da liễu như viêm da tiếp xúc, mẩn ngứa. Trong lá khế có nhiều vitamin, chất chống oxy hóa và khoáng chất, có tác dụng làm mát và ức chế vi khuẩn. Vì vậy khi bé bị hăm da, các mẹ thường sử dụng tắm nước lá khế để trị cho bé.

Lá khế chua giúp bé hết rôm sảy , mẩn ngứa, hăm da
Mẹ thực hiện các bước sau :
Bước 1: Lấy lá khế với lượng vừa đủ, rửa sạch
Bước 2: Vò nát lá khế và đun sôi với nước trong khoảng 3-5 phút
Bước 3: Chắt lấy nước để tắm với nhiệt độ thích hợp cho bé
Dùng lá trầu không
Lá trầu không cũng có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn nên cũng thường được dùng trong trị hăm tã ở trẻ nhỏ. Các bước thực hiện tương tự như trên : sau khi rửa sạch lá trầu và đun sôi với nước. Sau đó, lấy nước đó để tắm cho bé.

Lá trầu không giúp bé kháng khuẩn, chống viêm
Massage cho trẻ bằng dầu dừa
Dầu dừa có tác dụng kháng viêm tự nhiên, giúp kháng khuẩn và làm dịu nhẹ tình trạng kích ứng da. Dưỡng chất dầu dừa cũng là một hàng rào bảo vệ da ngay cả khi trẻ không bị viêm da. Các mẹ có thể sử dụng trực tiếp dầu dừa nguyên chất thoa lên vùng da tổn thương và massage nhẹ nhàng cho bé khoảng 15 phút để dầu bấm vào da. Có thể sử dụng sau mỗi lần thay tã bỉm cho bé.
Dùng lá chè xanh
Chè xanh là loại cây được trồng rất phổ biến ở Việt Nam. Lá chè ngoài được dùng để đun nước uống để giúp thanh nhiệt, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và chống lão hóa…. thì nó còn được sử dụng phổ biến khi được dùng làm nước tắm cho bé. Trong thành phần của lá chè xanh có thành phần chất catechins mang hoạt chất kháng khuẩn, kháng virus có thể bảo vệ da của bé khỏi tác nhân này.

Lá chè xanh tắm giúp bé kháng virus có thể bảo vệ da của bé khỏi tác nhân gây bệnh
Mẹ có thể thực hiện các bước sau :
Bước 1: Lấy một nắm lá chè xanh, rửa sạch. Sau đó mẹ để ráo nước
Bước 2: Cho vào nồi đun sôi với 2-3 lít nước
Bước 3: Chắt lấy nước tắm cho bé
Dùng lá lô hội
Một trong những cách trị hăm đỏ da ở bé phải kể đến đó là lô hội. Lô hội có đặc tính kháng viêm và giàu vitamin E giúp bảo vệ da. Có thể dùng trực tiếp lô hội thoa lên da vùng da bị tổn thương của bé.
3.Lưu ý chăm sóc, phòng ngừa bé bị hăm đỏ vùng hậu môn
Vệ sinh cho bé : Mẹ cần vệ sinh tốt cho bé để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn có hại. Độ ẩm do để tã ướt hoặc bẩn quá lâu có thể khiến da bị kích ứng gây hăm da. Vì vậy có thể giảm tiếp xúc với các chất kích thích, như nước tiểu và phân, bằng cách thay tã thường xuyên cho bé, không nên để bé bỉm quá lâu. Không nên để quá 4 tiếng mẹ nhé!
Chọn loại tã bỉm có khả năng thấm hút cao:Tã càng thấm hút tốt thì càng giữ cho da khô ráo
Việc tắm hằng ngày cho bé: sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn, chất gây kích ứng và vi khuẩn có thể có. Lau khô người bé sau khi tắm rồi mới quấn tã bỉm để tránh ẩm ướt trong tã.
Khăn lau cho bé: mẹ hãy chọn sản phẩm không chứa cồn và hương liệu, có thể làm sạch da bằng nước và chất tẩy rửa không chứa xà phòng. Sử dụng bình xịt hoặc bình xịt nước đối với những vết phát ban nghiêm trọng, nếu có thể , để rửa sạch mà không cần chà xát. Vỗ nhẹ và để da khô tự nhiên.
Kích thước bỉm: chọn kích thước bỉm phù hợp với cân nặng của bé, tránh quá chật hoặc quá rộng gây cọ sát.
Khăn ướt: việc sử dụng khăn ướt lau cho bé không nên chứa xà phòng, tinh dầu hoặc các loại nước hoa khác và chất tẩy rửa mạnh có thể gây kích ứng da.
Nhiễm trùng do vi khuẩn có thể dùng kháng sinh tại chỗ. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng như viêm da liên cầu quanh vùng hậu môn , dùng thuốc kháng sinh đường ống được chỉ định.
Bé bị hăm đỏ vùng hậu môn là một trong những tình trạng da liễu phổ biến nhất ở giai đoạn sơ sinh và các bé nhỏ. Gia Đình Sữa giới thiệu cho mẹ kem bôi trị hăm da tại nhà đối với trường hợp nặng mẹ nên đưa đi khám để điều trị kịp thời nhé!

Cùng Kutiskin bé hết muỗi đốt, rôm sảy. hăm tã
Kem bôi dịu da cho bé Kutieskin 30g (hay Kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin) không chứa paraben, corticoid và chất bảo quản, do đó loại kem này rất an toàn và lành tính đối với làn da nhạy cảm của trẻ. Kem Kutieskin được sử dụng chủ yếu nhằm làm giảm và ngăn ngừa các vết thâm sẹo do ngứa, muỗi đốt hoặc côn trùng cắn. Hơn nữa, sản phẩm còn giúp rút ngắn thời gian hồi phục các tổn thương trên da, giúp dưỡng ẩm và làm mềm dịu da cho trẻ.
Sở hữu nhiều thành phần được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, Kem mẩn ngứa – hăm Kutieskin giúp mang lại một loạt các công dụng sau đây:
- Hỗ trợ giảm nhanh cảm giác ngứa trên da, đồng thời góp phần làm dịu vết mẩn đỏ, mẩn ngứa, vết muỗi / côn trùng cắn.
- Cải thiện tình trạng hăm da, đẩy lùi triệu chứng rôm sảy trên da.
- Giúp làm mờ các vết thâm sẹo do hăm tã, rôm sảy, côn trùng cắn và tổn thương da khác.
- Thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào da mới và hồi phục những tổn thương trên da, nhờ đó giúp nhanh chóng làm lành các vết trầy xước trên da của trẻ.
- Cung cấp độ ẩm cho da, giúp da trẻ bớt nứt nẻ hoặc khô ráp, đồng thời đem lại công dụng làm dịu mát và mềm mịn da.
Và Gia Đình Sữa là đơn vị phân phối độc quyền chính hãng sản phẩm Kutiskin. Sản phẩm đã có mặt trên toàn hệ thống Gia Đình Sữa mẹ và bé. Mẹ có thể ghé chi nhánh gần nhất hoặc đặt hàng trực tiếp trên website để được mua hàng nhanh nhất nhé!